Các ngành Kinh tế Singapore

Để duy trì vị thế cạnh tranh của mình trong bối cảnh tiền lương đang tăng, chính phủ đã tìm cách thúc đẩy các hoạt động đem lại nhiều giá trị hơn trong ngành sản xuất và dịch vụ. Singapore đã và đang trong tiến trình mở ra các dịch vụ tài chính, viễn thông, sản xuất và bán lẻ điện phục vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với sự cạnh tranh cao hơn. Chính phủ cũng đã thử một số biện pháp bao gồm các chính sáchthắt chặt tiền lương và giải phóng các tòa nhà đang không được sử dụng trong một nỗ lực nhằm kiểm soát chi phí thuê nhà đang tăng và giảm thiểu chi phí kinh doanh tại Singapore trong bối cảnh giá thuê văn phòng tại các khu trung tâm thương mại đã tăng gấp ba lần vào năm 2006.

Ngân hàng

Singapore được coi là trung tâm tài chính toàn cầu với các ngân hàng có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tài chính mang tầm đẳng cấp thế giới. Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu 2017, Singapore được xếp hạng là trung tâm tài chính cạnh tranh thứ ba trên thế giới chỉ sau London và Thành phố New York (ngang hàng các thành phố như Hồng Kông, Tokyo, San Francisco, Chicago, Sydney, Boston và Toronto) khi quốc gia này là nơi cho phép nhiều loại tiền tệ được giao dịch trong nước, cùng với đó là các dịch vụ như Internet Banking, Phone Banking, Tài khoản vãng lai, Tài khoản tiết kiệm, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, tiền gửi có kỳ hạn cố định và các dịch vụ quản lý tài sản.  Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, do là một trung tâm tài chính của khu vực nên Singapore đã liên tục phải nhận không ít bị chỉ trích đến từ các vấn đề lên quan đến việc nắm giữ các tài khoản ngân hàng bất hợp pháp của các nhà lãnh đạo quốc gia để hỗ trợ họ thực hiện hành vi tham nhũng, ví dụ tiêu biểu đó là hành vi biển thủ hàng tỷ Đô la tiền doanh thu dầu khí của nhà nước Myanmar đã bị lấp liếm và hành vi này được cho là có sự dính dáng của một số ngân hàng tại Singapore. Singapore đã thu hút một lượng đáng kể khối tài sản trên thế giới được gửi vào quốc gia này mà trước đây khối tài sản này vốn dĩ được nắm giữ bởi các ngân hàng Thụy Sỹ. Lí do là bởi các loại thuế mới đã được áp dụng đối với các tài khoản nằm tại các ngân hàng Thụy Sỹ cùng với sự suy yếu trong các chính sách bảo mật ngân hàng tại quốc gia này. Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ đã phải chuyển trụ sở của ngân hàng dịch vụ tư nhân quốc tế sang Singapore vào năm 2005.

Công nghệ sinh học

Singapore đang tích cực trong việc thúc đẩy và phát triển ngành công nghệ sinh học. Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực này để phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các quỹ nghiên cứu và phát triển và thu hút các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến và làm việc tại Singapore. Các công ty sản xuất thuốc hàng đầu thế giới như GlaxoSmithKline (GSK), Pfizer và Merck & Co. đã xây dựng lên các nhà máy sản xuất của mình ở Singapore. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2006, GSK tuyên bố rằng họ đang đầu tư 300 triệu Đô la Singapore để xây dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất vắc-xin cho trẻ em đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở đầu tiên của công ty sản xuất loại thuốc này ở châu Á.  Dược phẩm hiện chiếm hơn 8% sản lượng ngành sản xuất của đất nước.

Năng lượng và cơ sở vật chất

Singapore hiện là trung tâm định giá và giao dịch buôn dầu hàng đầu châu Á. Ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm 5% tổng GDP và Singapore đã trở thành một trong ba trung tâm lọc dầu xuất khẩu hàng đầu thế giới. Năm 2007 nước này xuất khẩu tổng cộng 68,1 triệu tấn dầu. Ngành công nghiệp dầu mỏ đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất cũng như sản xuất thiết bị dầu khí. Singapore hiện sản xuất ra 70% giàn khoan tự nâng và các hệ thống chuyển đổi Giảm tải các dàn khoan Lưu trữ lượng dầu sản xuất nổi trên biển của thế giới. Singapore chiếm 20% thị trường ngành sửa chữa tàu và trong năm 2008, ngành công nghiệp hàng hải và xa bờ tạo ra khoảng 700.000 việc làm.

Bất động sản

Chính phủ Singapore sở hữu 90% diện tích đất đai cũng như nhà ở nơi mà có 80% công dân Singapore sinh sống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Singapore http://www.investasian.com/2014/11/21/singapore-ra... http://www.saworldview.com/scorecard/2014-scientif... //dx.doi.org/10.1093%2Fcmlj%2Fkmq022 http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies... http://www.doingbusiness.org/reports/global-report... http://www.fao.org/docrep/004/AC153E/AC153E13.htm http://www.heritage.org/index/Ranking.aspx http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2006/01/da... http://www.intracen.org/BB-2012-08-27-WTO-Trade-Po... http://www.migrationinformation.org/feature/print....